Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất được thành lập với sự hợp tác của BAV Group, một đơn vị của công ty truyền thông tiếp thị toàn cầu VMLY & R và Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, dựa trên một nghiên cứu khảo sát hơn 20.000 công dân toàn cầu từ bốn khu vực để đánh giá nhận thức của 73 quốc gia trên 75 số liệu khác nhau. Việc đánh giá chất lượng cuộc sống dựa trên điểm trung bình có trọng số tương đương từ chín thuộc tính quốc gia liên quan đến chất lượng cuộc sống ở một quốc gia: giá cả phải chăng, thị trường việc làm tốt, ổn định về kinh tế, thân thiện với gia đình, bình đẳng thu nhập, ổn định chính trị, an toàn, tốt hệ thống giáo dục công cộng phát triển và hệ thống y tế công cộng phát triển. Điểm đánh giá chất lượng cuộc sống có trọng số 17% trong bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất.
10. Đức
Quốc gia đông dân nhất trong khối EU đứng ở vị trí thứ 10 với GDP 4 nghìn tỷ, GDP bình quan đầu người là 52,386 USD. Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, Đức là một nhà nhập khẩu và xuất nhập khẩu hàng đầu. Các dịch vụ bao gồm như viễn thông, du lịch, chăm sóc sức khỏe là tỷ trọng.
9. Phần Lan
Phần Lan ngày nay hoạt động như một nhà lãnh đạo quốc tế trong việc cung cấp giáo dục. Với các bậc làm cha làm mẹ có tìm hiểu các nền giáo dục trên toàn thế giới không còn lạ lẫm gì với quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới.
Như chị Rose Nguyen chia sẻ tại một podcast với chúng tôi rằng: “Việc nhập học tại Phần Lan vô cùng đơn giản, thậm chí hồ sơ học tại Việt Nam của bé mang qua cũng không sử dụng đến. Đơn giản chị chỉ cần tìm trường trong bán kính gần nhà, đến trường đăng ký số an sinh xã hội để nhập học cho con. Bên cạnh đó các thầy cô giáo quan tâm đến việc học của từng trẻ em, đề cao việc rèn luyện kĩ năng, ngoại ngữ hơn là học theo giáo trình dày đặc như Việt Nam.” Nghe chi tiết chia sẻ của chị Rose Nguyen tại đây.
Tìm hiểu chương trình định cư Phần Lan
8. New Zealand
Quốc gia Châu Úc duy nhất lọt vào bảng xếp hạng này. GPD 205 tỷ đô và GDP bình quân 40,096 USD. New Zealand tăng trưởng và chuyển đổi ấn tượng trong những thập kỉ sau khi giành độc lập. Thị trường xuất khẩu với các mặt hàng nổi tiếng xứ Kiwi như như sữa, cừu, thịt bò, trái cây và rượu vang. Ngoài ra những năm gần đầy New Zealand nổi trội hơn hẳn về thương mại du lịch.
Giáo dục là một trong những trọng điểm của quốc gia này khi chi tiêu cho giáo dục chiếm 1% tổng sản phẩm quốc nội và con số này cao nhất Thế giới. Cũng chính vì điểm này là ngày nay rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam tới quốc gia này du học.
7. Thụy Sĩ
Thụy Sĩ – một trong những quốc gia giàu nhất thế giới với tỷ lệ thấp nghiệp cực thấp, lực lượng lao động có tay nghề đông đảo, vì vậy GDP bình quan đầu người lên tới 65.010 USD.
Thụy Sĩ cũng đang chú ý với lĩnh vực ngân hàng chuyên nghiệp và có tính bảo mật cao. Kể cả những người không cư trú tại quốc gia này vẫn có thể tiến hành kinh doanh ở nước ngoài hoặc qua một ngân hàng trung gian. Trong trường hợp bạn là thường trú nhân của EU thì việc này càng dễ dàng hơn nữa.
Quốc gia này cũng là thành viên của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), WTO (Tổ chức thương mại Thế giới) và WB (Ngân hàng Thế giới).
6. Hà Lan
Là một xã hội khoan dung tuy nhiên những năm gần đây các chính trị gia bắt đầu lo ngại về vấn đề nhập cư của quốc gia này. Năm 2001, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Là một quốc gia có nền xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu Thế giới, điển hình là hoa. Chính sách mở của thương mại và vị trí giao thông chính là 2 cơ sở để duy trì thặng dư thương mại.
5. Úc
Quốc gia chuột túi đứng ở vị trí thứ 5, với nền kinh tế giàu có dựa vào thị trường có tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người tương đối cao 52.379 USD.
Người Úc đặc biệt quan tâm đến các vấn đề môi trường, theo dữ liệu khảo sát và chính phủ. Cũng chính vì điều này mà rất nhiều công dân của các quốc gia đang phát triển mong muốn cơ cơ hội định cư tại quốc gia này, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, luật di trú của quốc gia đã thắt chặt và số tiền đầu tư cao là một vấn đề lớn.
4. Nauy
Nauy được tạo bởi địa hình đồi núi, vịnh, bờ biển dài tạo nên một thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp và trong lành. Dầu khí là một trong những kinh tế trọng yếu của quốc gia từ năm 1960 đến nay tiến lên vị trí quốc gia có sản xuất xăng dầu hàng đầu Thế giới.
GPD của Nauy cao, lên tới 74.357 USD, người Nauy sống sôi động, lành mạnh và an toàn. Quốc gia thuộc khối Bắc Âu này nhận được rất nhiều sự quan tâm về di trú trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi Mỹ ký sắc lệnh tạm ngừng cấp visa nhập cư sau khi Covid-19 bùng nổ.
3. Thụy Điển
Người Thụy Điển coi trọng sự thư giãn và một cuộc sống thoải mái. Họ ít bị căng thẳng, dành nhiều cho gia đình bạn bè. Việc phát triển những kỹ năng của bản thân được xem là một yếu tố quan trọng và giúp cho cộng đồng này luôn sống động và chất lượng như vị trí thứ 3 mà quốc gia này đạt được.
Ngoài ra bất kể bạn muốn học tiếng Thụy Điển tại trường hay học chương trình thạc sỹ kinh doanh quốc tế thì các trường học trung học và đại học ở đây đều miễn phí cho công dân Châu Âu.
Vậy làm thế nào để cả gia đình bạn có thể trở thành công dân Châu Âu khi mà các chương trình di trú ngày một siết chặt?
>> Tham khảo thêm: Định cư Châu Âu diện đầu tư cổ phần doanh nghiệp
2. Đan Mạch
Đan Mạch có một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu, trong đó công dân được sóc hoàn toàn miễn phí với chất lượng y tế hàng đầu. Giáo dục từ tiểu học đến đại học cũng được miễn phí trong khí các quốc gia láng giềng chỉ miễn phí hết trung học cho thấy sự giàu có và đầu tư của chính phủ.
1. Canada
GDP không đứng đầu, nhưng những chính sách về xã hội, an sinh, giáo dục, y tế chất lượng, ổn định chính trị giúp Canada dẫn đầu bảng xếp hạng này một cách dễ dàng.
Canada chiếm 2/5 diện tích lục địa Bắc Mỹ, nhưng số dân khiêm tốn, chủ yếu là dân nhập cư nên gần như ở đây không có phân biệt chủng tộc hay các cuộc biểu tình diễn ra. Chính phủ quốc gia này cũng đẩy mạnh các chương trình thu hút du học sinh quốc tế, người lao động có tay nghề, các nhà đầu tư để phát triển nền kinh tế cũng như “lấp đầy” khoảng trống địa lý.
Tuy nhiên, cũng như các chương trình di trú của những quốc gia khác thì hằng năm Canada cũng siết chặt hơn số lượng được cấp visa nhập cư hay yêu cầu cao hơn về số vốn, kỹ năng hay trình độ ngôn ngữ.
Bạn Karen Nguyen chia sẻ sau: “Năm đầu tiên bước vào đại học ở Toronto, em hơi lo sợ khi biết mình là du học sinh Việt Nam duy nhất, nhưng sang đến năm thứ 2 thì gặp và quen được rất nhiều bạn cùng quê. Và mỗi năm khi họp hội đồng hương thì mọi người đều chia sẻ rẳng yêu cầu đầu vào các trường học ngày một khó khăn, năm 2015 chỉ cần Ielts 5.0 là dễ dàng xin được visa du học, nhưng chỉ cách đó 1 năm số điểm tối thiểu đã lên 6.0 và yêu cầu thêm về chứng minh tài chính.”
Hoặc chị Ruby Hoang liên hệ HappyCitizen tư vấn chương trình định cư đảo hoàng tư PEI sau khi đi tham quan về chia sẻ: “Yêu cầu ngày một khó khăn, dân di cư từ những quốc gia khác đến tương đối đông nên chị mong muốn đưa gia đình đi sớm, cho con cái học tập, vì một năm chi phí học ở trường quốc tế ở Việt Nam tương đương số tiền đầu tư ở PEI nên việc gì mà không đi sớm.”
Liên hệ HappyCitizen qua hotline 0901.151.939 hoặc email: Info@happycitizen.net để được tư vấn định cư Canada và định cư Châu Âu.