Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Mặt hàng tiêu thụ mạnh – gợi ý hướng kinh doanh tại Phần Lan

Tiếp cận một thị trường khó tính như Phần Lan chưa bao giờ là bài toán dễ dàng. Để giúp các khách hàng có những quyết định sáng suốt khi lựa chọn chương trình kinh doanh định cư tại Phần, dưới đây là một vài thông tin rất hữu ích về những loại hình sản phẩm hay dịch vụ phù hợp để tự doanh.

1. Thức uống có cồn

Sức tiêu thụ đồ uống có cồn tại Phần Lan khá ấn tượng, quốc gia này đứng vị trí thứ 7 với mức tiêu thụ rượu trên đầu người là 11,9 lít/năm (Theo World Health Organization). Trong văn hoá của người Phần, rất hiếm khi chúng ta bắt gặp sự hiện diện của rượu hay bia tại các bữa ăn trong tuần, bởi với họ những ngày làm việc không phải là thời gian để say xỉn.

Tuy nhiên, người dân Phần Lan thường dùng rượu vào các bữa ăn cuối tuần và khi có khách. Tại nhà hàng hay những bữa tiệc thường có rượu hoa quả, rượu vodka, rượu mạnh,…. Bia cũng là loại đồ uống thỉnh thoảng xuất hiện trong bữa ăn của người Phần Lan. Ngoài ra thức uống có cồn cũng khá được ưa chuộng tại các sự kiện văn hoá thể thao hay vườn bia.

Quả thực thị trường đồ uống có cồn là một ngách khá tiềm năng tại Phần Lan. Một nhà hàng ăn kết hợp phục vụ đồ uống có cồn và một số món đồ nhắm mang đậm hơi thở Á Đông như Việt Nam cũng là gợi ý không tồi.

2. Cà phê

Bên cạnh đồ uống có cồn, Phần Lan cũng rất nổi tiếng bởi lượng cà phê tiêu thụ đứng số 1 thế giới. Người Phần Lan yêu và thậm chí coi trọng cà phê hơn cả những thức uống có hơi men. Thật khó để yêu cầu một công dân Phần Lan ngừng uống cà phê, bởi với họ cà phê không chỉ là một loại đồ uống mang lại giá trị lý tính như giúp tỉnh táo hay giữ ấm cơ thể, mà còn là cả một câu chuyện văn hóa lâu đời.

Ai ở Phần Lan cũng cần có cho mình một cốc cà phê, và đương nhiên họ cũng cần một quán cà phê gần nhà. Nhờ thị hiếu cà phê khá đa dạng, nên dù đã có rất nhiều thương hiệu cà phê quốc tế nổi tiếng đặt chân đến quốc gia hạnh phúc này, thị trường dành cho cà phê vẫn chưa bao giờ bão hoà và là cơ hội kinh doanh rộng mở cho các doanh nhân mới.

3. Rau củ quả nhiệt đới

Mặc dù là một thị trường khá nhỏ ở Châu Âu nhưng người Phần Lan lại có mối quan tâm lớn với việc tăng sự đa dạng của các sản phẩm. Người Phần Lan cũng chi 19,7% cho trái cây,rau củ ngoài chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống không cồn.

Một đất nước nơi mà mùa hè chỉ kéo dài một tháng như Phần Lan thì khó lòng mà trồng được những loại rau hay trái cây nhiệt đới đầy sắc màu. Chính vì vậy, lượng nhập khẩu của các loại rau quả này đã tăng mạnh, trong năm 2017, con số này là 134 nghìn tấn. Cho đến nay, chuối là loại quả có khối lượng nhập khẩu lớn nhất: 114 nghìn tấn trong năm 2017, bơ cho thấy sự tăng trưởng mạnh là 8,3 nghìn tấn, dứa – 6 nghìn tấn, và phần còn lại là các loại quả như xoài, măng cụt và ổi.

Bạn sẽ luôn tìm thấy cơ hội kinh doanh tại các Hội chợ thực phẩm hữu cơ địa phương – nơi gặp gỡ giữa các công ty và doanh nhân sản xuất thực phẩm, được tổ chức tại Helsinki mỗi năm. Lưu ý, khi tham gia hội chợ thương mại, bạn phải luôn có sẵn các mẫu và dán nhãn kỹ càng. Những mẫu này cần thể hiện chất lượng sản phẩm và kỹ năng giới thiệu cho người mua tiềm năng. Đây là một cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nhân đến từ miền nhiệt đới như Việt Nam.

4. Hàng may mặc

Nhu cầu về các thương hiệu tiêu dùng chất lượng cao đang tăng lên ở Phần Lan. Ngoài thị trường nội địa, khách du lịch Nga chi gần 1 tỷ euro hàng năm cho hàng hóa và dịch vụ ở Phần Lan. Các công ty Phần Lan trong lĩnh vực bán lẻ cũng có thể cung cấp một cửa ngõ vào thị trường Nga vì có khoảng 600 công ty Phần Lan đang hoạt động tại Nga. Trong danh mục các sản phẩm bán lẻ được ưa chuộng thì mặt hàng thời trang giữ vị trí top đầu.

Mùa đông dài, tối và lạnh, đó là lý do tại sao người Phần Lan cần nhiều quần áo ấm và bền. Họ cũng yêu thích các sản phẩm làm từ nguyên liệu thiên nhiên tốt nhất, đồng thời phải được may khéo léo và tinh tế. Hàng dệt may, may mặc xuất khẩu từ Việt Nam sang Phần Lan là nhóm ngành hàng có tỷ trọng xuất khẩu tăng trưởng ổn định nhất, thu về cho Việt Nam gần 51,6 triệu euro năm 2018. Bên cạnh đó, việc kinh doanh ngành hàng thời trang cũng có khá nhiều cơ hội tại Phần Lan.

Một doanh nhân tên Ahmed Echaidi đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh hàng thời trang của mình trên Quora như sau: Bạn có thể bắt đầu kinh doanh bán áo phông tại nhà mà hầu như không mất phí! Đây là phương pháp chính xác tôi đã sử dụng để kiếm khoảng 4000 đô la trực tuyến mỗi tháng. Tôi đã mất 6 tháng để mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Bạn bè của tôi là fan cứng của Game of Thrones. Vì vậy, tôi đã thiết kế và in áo phông Game of Thrones cho họ để kiếm lời. Họ đã giới thiệu cho bạn bè và đồng nghiệp của họ xem các thiết kế và đột nhiên tôi có nhiều khách hàng sẵn sàng mua áo của mình. Chỉ cần quan sát xung quanh, bạn sẽ tìm được cơ hội và trải nghiệm.

Ngoài ra, tại Phần Lan hiện nay còn có một cuộc cách mạng lớn về thời trang. Những nguy cơ đe dọa môi trường đã thúc đẩy sự ra đời của các chiếc xe bán quần áo cũ trên đường phố. Bên cạnh đó, các sáng kiến kinh doanh như trang trực tuyến trao đổi quần áo, cho thuê quần áo cũ hay thiết kế diện mạo mới cho các món đồ đã qua sử dụng cũng rất được chào đón.

Giờ làm việc

Thứ 2 – Thứ 6: 09:00 – 18:00

Thứ 7, Chủ Nhật: Nghỉ

Địa chỉ liên hệ

Ho Chi Minh City
Add: Vinhomes Landmark 3,
720A Dien Bien Phu St., Ward 22, Binh Thanh Dist., HCMC

Email: info@happycitizen.net
Hotline: (+84) 901 151 939 – (+84) 945 88 11 45

Daklak Province
Add: 47 Ly Thuong Kiet St., Krong Pac Dist., Daklak Province
Email: daklak@happycitizen.net
Hotline: (+84) 941 42 69 69

SMALLER GLOBE GROUP LLC
Add: 7865 Sunset Boulevard, Rowlett, TX 75088, USA
Hotline: +1808 745 7268

Kết nối với chúng tôi
0901151939