Định cư ở Châu Âu ngày càng quen thuộc với người Việt Nam khi sự hội nhập quốc tế giữa Việt Nam và các nước EU đang phát triển mạnh. Ngoài Phần Lan, Hungary, Đức, thì trong khối EU, định cư tại Latvia cũng khá phổ biến với người dân nhập cư vì điều kiện định cư dễ hơn rất nhiều so với những nước khác. Vậy Latvia là đất nước như thế nào và người Việt định cư tại Latvia có nhiều không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Đôi nét về đất nước Latvia
Latvia có tên chính thức là Cộng hòa Latvia, là một quốc gia theo thể chế cộng hòa tại khu vực châu Âu. Có diện tích 64.589 km2 với dân số khoảng 2,27 triệu, các dân tộc ở Latvia chủ yếu là người Latvia (chiếm 59%) và người Nga (chiếm 28,3%), ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác. Với dân số chỉ khoảng 2 triệu người, nhưng Latvia có chỉ số kinh tế, giáo dục phát triển cao so với các quốc gia khác trên thế giới.
Điểm nổi bật của Latvia so với các nước khác trong khối Liên minh Châu Âu là chi phí sinh hoạt khá thấp. Trẻ em dưới 18 tuổi được học miễn phí. Latvia cũng nằm trong Top 9 các quốc gia có tỷ lệ lao động toàn thời gian cao và dễ xin việc làm toàn thời gian nhất trên thế giới. Do đó sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi chương trình “định cư tại Latvia” đang trở thành 1 làn sóng mạnh mẽ tại Việt Nam khi các nhà đầu tư vừa có thể đầu tư sinh lời vừa đạt được mục tiêu di trú cho cả gia đình sang sinh sống và học tập miễn phí tại một quốc gia Châu Âu.
Người Việt định cư tại Latvia có nhiều không và theo diện gì?
Ngoài câu hỏi “định cư tại Latvia có khó không?”, thì câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất chính là “Người Việt định cư tại Latvia có nhiều không?”. Cũng dễ hiểu thôi. Bởi khi lựa chọn một quốc gia để định cư, ngoài yếu tố chất lượng cuộc sống phải có, chúng ta luôn mong muốn tìm được đồng hương nơi đất khách quê người để không cảm thấy buồn chán khi ở nơi xa.
Trong báo cáo của Văn Phòng Di Trú tại Latvia vào nửa đầu năm 2019, có khoảng hơn 37% thị thực được chấp thuận và nó đều đến từ Việt Nam. Báo cáo cũng chỉ rõ, trong những năm 2012 đến năm 2017, họ chỉ cấp đúng một thị thực cho người Việt, nhưng trong năm 2018, con số dần tăng lên là 75 thị thực và cho đến thời điểm này, con số này vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.
Không những thế, qua số liệu của 6 tháng đầu năm 2019, có 29 trên 30 đương đơn đến từ Việt Nam đều chọn phương án đầu tư kinh doanh cổ phần thay vì đầu tư bất động sản bởi đây là chương trình có mức chi phí rẻ so với những chương trình khác.
Chỉ qua những số liệu ít ỏi, cũng cho thấy số lượng người Việt Nam xin thị thực tại Latvia đang có xu hướng tăng lên từng năm. Điều này nói lên suy nghĩ và lựa chọn của người Việt dần thay đổi. Nếu trước đây định cư tại Mỹ là miếng mồi ngon cho các nhà đầu tư và là mong muốn của nhiều người Việt, thì khoảng 3 năm trở lại đây, điều kiện định cư ở Mỹ khó khăn, thời gian xét duyệt lâu, tốn quá nhiều chi phí, chính điều này đã làm mất đi một lượng người đầu tư đáng kể. Thay vào đó người đầu tư chọn con đường nhanh rẻ và an toàn hơn, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất lượng cuộc sống, đó chính là con đường định cư tại Latvia.
>>> Tham khảo thêm: Những điều cần biết khi xin cấp Visa định cư Latvia
Có bao nhiêu diện định cư Latvia?
Hiện nay có 2 diện Latvia định cư mà bạn có thể tham khảo. Đó chính là định cư Latvia diện tay nghề và diện đầu tư.
- Định cư Latvia diện tay nghề: Người lao động không cần chứng minh tài chính, mà chỉ cần có 40.000 EUR cùng với 3 năm kinh nghiệm làm việc.
- Định cư Latvia diện đầu tư: Riêng chương trình này, nhà đầu tư có 2 sự lựa chọn, hoặc bỏ ra 50.000 EUR để mua lại cổ phần doanh nghiệp hoặc đầu tư 250.000 EUR vào bất động sản. Ngoài điều kiện trên, hồ sơ tài chính và lý lịch tư pháp của người tham gia phải sạch.
Đến với HappyCitizen đã có hơn 10 năm làm việc ở lĩnh vực định cư Châu Âu, trong đó có định cư Latvia, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với đội ngũ nhân viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. Nếu bạn có thắc mắc gì về chương trình hoặc muốn tư vấn thêm những chương trình khác, vui lòng liên hệ qua hotline 0901 151 939 hoặc kết nối qua website https://happycitizen.net/ để được giải đáp các thắc mắc.